Sổ đỏ và sổ hồng cái nào có giá trị pháp lý cao hơn?

Hiện tại, nhiều người vẫn chưa thể nhận biết rõ sự khác biệt giữa sổ đỏ và sổ hồng. Dưới đây là một số quy định liên quan đến cả hai loại giấy tờ này, giúp bạn đọc có thêm thông tin và hiểu rõ hơn về chúng.

Sổ đỏ và sổ hồng có khác nhau không

Tìm hiểu sơ lươc về sổ đỏ và sổ hồng

Sổ đỏ và sổ hồng là các thuật ngữ dùng để mô tả các loại giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất, được phân biệt dựa trên màu sắc bên ngoài của chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ở Việt Nam, tên gọi của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thay đổi theo từng giai đoạn:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Từ năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành một mẫu giấy chứng nhận mới được áp dụng trên toàn quốc, được gọi chung là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” (hay còn được biết đến là sổ hồng), được phân biệt bằng bìa màu hồng.

Giá trị háp lý của sổ đỏ và sổ hồng như thế nào?

Theo Điều 97 của Luật Đất đai 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một mẫu thống nhất trên toàn quốc.

Các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp trước ngày 10.12.2009 vẫn giữ giá trị pháp lý và không yêu cầu chuyển đổi sang giấy chứng nhận mới. Nếu có nhu cầu, những giấy chứng nhận này có thể được đổi sang mẫu giấy mới, tức là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Tóm lại, về giá trị pháp lý, sổ đỏ và sổ hồng đều được coi là có giá trị pháp lý tương đương nhau.

Thời gian cấp sổ đỏ và sổ hồng

Theo quy định của Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, quá trình giải quyết hồ sơ xin cấp sổ đỏ và sổ hồng không vượt quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp các xã nằm ở vùng miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, cũng như vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, thì thời gian giải quyết có thể được kéo dài lên không quá 40 ngày.